Chủ đề ưa thích

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Nên cho trẻ sơ sinh nằm máy lạnh hay không?

Hiện nay nhiều gia đình đang băn khoăn không biết có nên cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh nằm điều hòa không? Nếu có thì sử dụng điều hòa như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe của trẻ? Vậy hãy xem qua bài viết sau để được giải đáp nhé!

1. Trẻ sơ sinh có nên nằm máy lạnh hay không?

Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng.

Co Nen Cho Tre So Sinh Nam Dieu Hoa Khong

Trẻ đủ tháng thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36.5 độ C  – 37.5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 độ C – 28 độ C. 

Thời tiết nắng nóng các gia đình thường cho trẻ nằm máy lạnh, đây là biện pháp để trẻ cảm thấy dễ chịu và để trẻ dễ ngủ. Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa cho trẻ phải đúng cách và có mức độ nếu không sẽ gây ra những tác hại đến sức khỏe của trẻ như: Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi...

Trẻ sơ sinh có nên nằm máy lạnh hay không?

Khi trẻ bị sốt, viêm họng... vẫn có thể nằm máy lạnh bình thường, vì không khí mát sẽ làm bé dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên phải để nhiệt độ ở mức vừa phải cỡ 26 - 28 độ C, không quá lạnh và không để luồng khí lạnh thổi thẳng vào người bé.

2. Cách chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp với trẻ nhỏ

Trẻ sẽ dễ bị nhiễm lạnh:

  • Khi cho trẻ nằm trong phòng lạnh có nhiệt độ nhỏ hơn 26 độ C.

  • Cho trẻ nằm nơi có gió từ quạt, máy lạnh,... thổi thẳng trực tiếp vào người trẻ.

  • Nằm trên mặt phẳng lạnh không được trải khăn, mềm ấm phía dưới (nhất là vào mùa đông hoặc trời mưa).

  • Khi trẻ tắm không được lau khô, hoặc tè dầm, nôn trớ mà không được thay đồ mới.

Do đó trẻ đủ tháng có thể nằm máy lạnh ở nhiệt độ từ 26 - 28 độ C với điều kiện:

  • Mặc áo, quấn tả, mặc quần dài, mang găng tay, mang vớ chân, đội mũ.

  • Đắp mền nhẹ, ấm.

  • Thay tả khi trẻ bị ướt.

  • Không nằm ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ máy điều hòa.

  • Không để quạt máy trong phòng có máy điều hòa.

  • Phòng phải thoáng, sạch, không được để quá nhiều đồ vật trong phòng (dễ phát sinh nấm mốc).

  • Không được có quá nhiều người trong phòng (dễ lây lan các bệnh lây truyền qua đường hô hấp).

  • Không nên bế trẻ ra vào phòng thường xuyên vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị tăng tiết dịch ở mũi và họng.

  • Cho trẻ bú đầy đủ.

  • Không cho bé ra vào máy lạnh nhiều và đột ngột. Trước khi ra khỏi phòng, tắt máy lạnh khoảng 5 phút để bé có thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài phòng, tránh làm cơ thể bé sốc nhiệt, cảm mạo.

3. Các chế độ máy lạnh tốt cho trẻ nhỏ

Hiện nay, các dòng máy lạnh được tích hợp nhiều chế độ để người tiêu dùng sử dụng và trong số đó cũng có những tính năng phù hợp cho trẻ, hạn chế trẻ không bị mắc bệnh khi dùng máy lạnh.

+ Chế độ gió dễ chịu: Máy lạnh có chế độ này hoàn toàn phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ, luồng gió lạnh sẽ không thổi trực tiếp vào người bé mà vẫn giúp bé cảm thấy mát mẻ, thoải mái.

+ Chế độ hoạt động êm: Không chỉ mang đến làn không khí dễ chịu mà còn giúp máy vận hành êm ái, phù hợp cho trẻ khi ngủ.
+ Chế độ bảo vệ da: Tính năng này của máy lạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ mất nước khi ở phòng máy lạnh lâu, làn da trẻ sẽ không bị khô.

+ Chế độ ngủ đêmChế độ này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể trẻ, hạn chế gây bệnh cho trẻ về đường hô hấp.
Kết hợp với chế độ hẹn giờ có thể cài đặt thời gian hoạt động của máy lạnh, bạn sẽ giúp trẻ có giấc ngủ sâu mà không sợ trẻ bị nhiễm lạnh vì sử dụng máy lạnh trong thời gian dài.

+ Chế độ đuổi muỗi: Với chế độ này thì gia đình trẻ nhỏ hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ ngủ vào buổi tối, máy lạnh sẽ phát sóng siêu âm để đuổi muỗi hiệu quả nhưng an toàn với người dùng.

+ Chế độ tạo ion lọc không khí: Bắt giữ, vô hiệu hóa hoạt động của vi khuẩn, nấm mốc gây mùi khó chịu, trả lại bầu không gian trong lành, bảo vệ sức khỏe và làn da nhạy cảm của trẻ khỏi những căn bệnh về đường hô hấp và dị ứng da.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm sự chọn lựa trước khi mua máy lạnh cho bé, cũng như cài đặt nhiệt độ phù hợp với trẻ nhỏ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Cách sử dụng tủ lạnh và tiết kiệm điện khi đặt một bát nước vào buổi tối

Trước khi ngủ, bạn nên lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng. Hãy tham khảo cách làm này sớm.

1. Bỏ bát nước vào tủ lạnh như thế nào?

Trước khi ngủ, bạn lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Mọi người lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng.
Vào sáng ngày hôm sau, bạn hãy lấy bát nước đó ra rồi cất xuống ngăn mát. Nhớ lặp lại cách này mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
 

2. Lợi ích:

Khi bạn hiểu được nguyên lý làm mát của tủ lạnh, bạn sẽ hiểu rõ ưu điểm của cách làm này. Vào ban đêm, tủ lạnh không sử dụng, để bát nước/hoặc khay nước vào ngăn đá thì khả năng làm lạnh sẽ nhanh và không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày.
 
Hieu Qua Bat Ngo Khi Dat Bat Nuoc Vao Tu Lanh Truoc Khi Ngu
Ảnh minh họa. 
Khi để khay/bát nước đông đá trên ngăn mát, chúng sẽ tự rã đông dần dần cho đến khi tan hết. Từ đó cung cấp khí mát mà không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng.
 
 
Ngoài ra, trong quá trình rã đông trong ngăn mát, bát nước này cung cấp nước "tươi" cho thực phẩm, khiến rau quả không bị héo nhanh, đỡ bị mất nước, duy trì được độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản, đạt được mục đích cao nhất là làm tươi thực phẩm trong thời gian dài hơn.
 

* Lưu ý cách sử dụng tủ lạnh

 

1. Không nên để tủ lạnh quá rỗng hay quá đầy thực phẩm

Khi để quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, tủ lạnh vẫn chạy đều gây ra hao phí điện. Nhưng nếu để quá nhiều đồ lại khiến cho hơi lạnh trong tủ tỏa ra không đều, tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của máy.
Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 70-80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
 

2. Hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh nếu không cần thiết

Khi nhiệt độ trong tủ lạnh chạy tới một mức độ ổn định, là máy sẽ chạy trong trạng thái tĩnh và không tiêu thụ điện năng quá nhiều. Nếu chúng ta liên tục mở cánh cửa tủ lạnh, sẽ làm cho hơi lạnh thất thoát ra ngoài, mỗi lần như vậy máy lại tiếp tục chạy để bù đắp nhiệt độ, gây ra hao phí điện năng nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghĩ trước khi mở tủ lạnh xem mình cần những đồ dùng gì, sau đó mở tủ ra lấy nhanh toàn bộ đồ trong 1 lần và đóng cửa tủ lại. Điều này nên tạo thành thói quen cho mọi người trong gia đình để hiểu nguyên tắc tiết kiệm điện.
 

3. Phải làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh

Tất cả thực phẩm đang còn nóng nếu muốn cho vào tủ lạnh thì nhất định phải để nguội hoặc làm mát đến nhiệt độ bình thường rồi mới được cho vào tủ.
Nguyên tắc là nếu cho đồ nóng vào tủ lạnh, máy lạnh sẽ phải tăng năng suất để cung cấp hơi mát cho thực phẩm, khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hơi nóng có trong thực phẩm khi tỏa ra ngoài sẽ tạo nên sương mù, bám vào thành tủ sẽ gây ám mùi và khó vệ sinh.
Theo Nga Nga/Khỏe & Đẹp

Theo dõi Fanpage

Popular Posts

DANH MỤC BÀI VIẾT

Kết nối với fanpage

Được tạo bởi Blogger.

T�� kho�a

To Become a guest contributor

Suggest a Unique idea

Blogroll